Giải đáp học Tiếng Trung có khó không | Nên học thế nào?
Nếu đang thắc mắc học Tiếng Trung có khó không thì bạn hãy hình dung, trên thế giới có 2.650 ngôn ngữ nhưng thứ tiếng này lại đứng top 1. Độ khó của Tiếng Trung đến từ bộ chữ phức tạp, nói và viết có nhiều điểm khác nhau.
Tuy nhiên bạn cũng đừng vì thế mà vội cảm thấy nản chí nếu muốn tiếp cận ngôn ngữ đất nước tỷ dân. Lựa chọn đúng phương pháp và chăm chỉ là con đường duy nhất để bạn tiếp thu hiệu quả Tiếng Trung.
Học Tiếng Trung có khó không và khó như thế nào?
Đầu tiên phải khẳng định rằng, Tiếng Trung không phải ngôn ngữ dễ tiếp cận nếu đứng từ góc nhìn của người Việt. Có nhiều lý do khiến việc làm quen với thứ tiếng này trở nên khó khăn, điển hình như:
1/ Ngôn ngữ sử dụng chữ tượng hình, không phải Latinh
Từ xa xưa người Trung Quốc hay người Việt đều sử dụng thổ ngữ, nhưng sau này khi nước ta du nhập chữ Quốc ngữ thì nước láng giềng vẫn giữ nguyên. Chính sách đóng cửa là lý do dẫn đến việc chữ viết được tiêu chuẩn hóa chậm và không thay đổi nhiều cho đến ngày nay.
Người Trung có lòng sùng kính rất lớn với thứ tiếng nguyên bản thay vì du nhập cái mới. Thế nên chữ tượng hình vẫn tồn tại đến ngày nay và trở thành điểm khiến các nước quốc tế khó tiếp cận.
2/ Quá nhiều ký tự, từ vựng cần phải tiếp thu
Một trong những đáp án cho câu hỏi Tiếng Trung có khó không đó là ngôn ngữ này có đến 80.000 ký tự. Ngay cả những học giả hàng đầu của quốc gia cũng chỉ nhớ được khoảng 40.000 – Con số khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Từ vựng của nước này có rất nhiều các từ đồng âm, đồng nghĩa nên khá khó nhớ. Chưa kể rằng sử dụng từ nào và hiểu nó thế nào còn phải dựa trên hoàn cảnh.
3/ Phát âm và ngữ pháp là hai chướng ngại vật rất lớn
Tiếng Trung không có nhiều dấu như Tiếng Việt, chỉ tồn tại bốn thanh điệu và một thanh nhẹ. Thế nhưng khi đặt vào từng từ thì chúng lại khiến việc phát âm trở nên khó khăn khi nhấn nhá riêng biệt, quy tắc phức tạp.
Một số âm tiết có sự giống nhau khi đọc lên nên càng khó để ghi nhớ nhanh. Thế nên nếu muốn học tốt thứ tiếng này bạn phải đi từ từ, không thể học vẹt mà thi được.
Ngữ pháp cũng là yếu tố khiến nhiều người cảm thấy “vất vả” khi học Tiếng Trung. Sự rườm rà, đa dạng, quy tắc và cấu trúc quá nhiều cùng với thành ngữ, tục ngữ phong phú khiến người học phải thực sự nghiên cứu mới hiểu.
4/ Sử dụng hai bộ chữ để viết và tiếng nói riêng
Bạn sẽ phải cân nhắc mình nên học chữ Phồn thể hay Giản thể khi học Tiếng Trung. Bộ chữ thứ hai mang tính hiện đại hơn, tối giản hơn nhưng không phải sử dụng hoàn toàn 100%. Nếu bạn đến Đài Loan sinh sống, làm việc hoặc ứng tuyển vị trí văn phòng hành chính ở Trung Quốc sẽ cần học thêm Phồn thể.
Nhưng hai bộ này không ảnh hưởng tới phát âm, chỉ áp dụng trong việc viết. Người Trung nói tiếng Quan Thoại và bạn sẽ cần học thêm khẩu ngữ riêng để có thể giao tiếp được.
5/ Viết khó, không có bàn phím Tiếng Trung riêng
Bạn sẽ khó tiếp cận với Internet nếu dùng ngôn ngữ này vì không có bàn phím với ký tự riêng. Bạn sẽ phải chuyển sang hệ thống phiên âm Pinyin, tiếp theo chọn bàn phím Qwerty.
Cách viết chữ Tiếng Trung cũng rất phức tạp với nhiều nét và có quy tắc viết riêng. Bạn có thể thấy thư pháp Trung Quốc tựa như tác phẩm nghệ thuật, nhưng cũng vì thế mà việc học để viết được cũng trở nên phức tạp hơn.
Điểm tích cực khi học Tiếng Trung – Vẫn có những thuận lợi
Bạn cũng đừng quá nản lòng khi biết học Tiếng Trung có khó không. Người Việt vẫn có những điểm thuận tiện khi tiếp cận với ngôn ngữ này, cụ thể:
- Văn hoá Hán – Việt có sự gắn bó sâu sắc, hệ thống Tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ mượn của Tiếng Hán nên khi học phát âm hay giải nghĩa bạn có thể cảm nhận sự quen thuộc.
- Ngữ pháp Tiếng Việt cũng rất khó nên khi học ngôn ngữ Trung bạn sẽ thấy đỡ bỡ ngỡ.
- Văn hoá giữa hai nước có sự tương đồng nên dễ dàng nghiên cứu, tìm hiểu hơn.
- Ở Việt Nam có nhiều người nói Tiếng Trung nên việc tiếp cận ngôn ngữ, tìm môi trường để giao lưu rèn luyện cũng dễ dàng.
Cần bao lâu để thành thạo Tiếng Trung tiêu chuẩn?
Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào điểm xuất phát của học, hình thức học hay phương pháp học. Năng khiếu về ngôn ngữ cũng phần nào ảnh hưởng đến khả năng bạn tiếp thu Tiếng Trung.
Có thể hình dung đơn giản lộ trình học để giao tiếp với ngôn ngữ này ở mức cơ bản là khoảng 4 tháng, nhưng nếu muốn thông thạo phải từ 3-5 năm, thậm chí 8 năm.
Nếu bạn cần ôn luyện để thi HSK, HSKK hay TOCFL thì cần khoảng 1-2 năm học liên tục với tần suất tối thiểu 3 buổi/tuần cho trình trung cấp.
Gợi ý một số phương pháp giúp học Tiếng Trung dễ dàng
Vấn đề học Tiếng Trung có khó không sẽ chẳng còn khiến bạn phân vân nếu tìm được cách tiếp thu đúng đắn. Dù rằng khả năng học ngoại ngữ của mỗi người là khác nhau nhưng bạn hãy đảm bảo:
1/ Chọn giáo trình dựa trên trình độ, mục đích học
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại tài liệu để ôn luyện từ cơ bản đến nâng cao với Tiếng Trung:
- Hán ngữ Boya: Nhiều người ưa chuộng bộ sách gồm 4 quyển này vì hướng dẫn rất dễ hiểu, thích hợp đi từ trình độ sơ cấp. Sau khi hoàn tất ôn luyện bạn sẽ đi lên được trình độ Trung cấp của chứng chỉ HSKK, HSK.
- Giáo trình Hán ngữ: Bộ sách này mở rộng hơn vì còn có thể học lên tới trình độ cao cấp, có tới 6 quyển nên bạn cần kiên trì. 76 bài học được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, hướng dẫn học theo trình tự rất hiệu quả.
- Tài liệu học tập MSUTONG: Nếu bạn muốn giỏi toàn diện cả bốn kỹ năng thì hãy chọn giáo trình này. Số lượng bài tập trong tài liệu là cực kỳ nhiều, xây dựng các tình huống giao tiếp rất hay.
- Giáo trình HSK: Bạn hãy trực tiếp chọn tài liệu này nếu mục đích cuối cùng là thi lấy chứng chỉ Tiếng Trung. Bộ sách bao gồm 6 quyển ứng với 6 cấp độ thi HSK tiêu chuẩn đi kèm file nghe MP3 cực kỳ tiện lợi.
2/ Học từ những điểm cơ bản nhất, không “ăn xổi”
Theo kinh nghiệm của những người học Tiếng Trung lâu năm là phải kiên nhẫn khi tiếp cận. Bạn cứ chậm rãi học phát âm, học bộ thủ cơ bản (khoảng 50 bộ trên 214 bộ đang có), học các nét cơ bản rồi học cách viết chữ.
Tại sao lại có trình tự này thì bạn phải hiểu rằng Hán ngữ được tạo nên từ các bộ thủ và nét cơ bản. Phải nắm vững được chúng thì mới viết chữ được, từ đó mới ghi nhớ từ vựng hiệu quả.
Ngữ âm Pinyin tiêu chuẩn là phương thức giúp bạn học đọc và nói Tiếng Trung tốt. Bạn chỉ cần khoảng 1 tuần là có thể làm quen với cách phát âm này.
3/ Luyện theo trình tự: Từ vựng – Ngữ pháp – Khẩu ngữ
Phải có vốn từ mới đặt câu được, nên bạn hãy học từ vựng Tiếng Trung trước ngữ pháp. Thành thạo viết và đọc rồi thì quá trình hoàn thiện khẩu ngữ cũng dễ dàng hơn.
Nếu tuân thủ trình tự này bạn sẽ không còn gặp vướng mắc ở việc Tiếng Trung có khó không và học đến khi nào thành tài.
4/ Tự luyện thêm bằng nhiều nguồn tài liệu
Bên cạnh giáo trình bạn cũng nên tìm thêm kênh để học nghe, ghi nhớ từ vựng và cách sử dụng từ trong mỗi ngữ cảnh. Một số trang web học Hán ngữ nổi tiếng bạn đừng bỏ qua là Tiếng Trung Thượng Hải, TBT, từ điển Hanzii,…
Bạn cũng nên lên Youtube lắng nghe giảng viên hay người bản ngữ chia sẻ cách học. Kênh Sophia Here hay Kiara lah đều là những gợi ý cực kỳ hay ho.
Một số app học Tiếng Trung chất lượng bạn có thể tải về điện thoại là Vdict, Pleco, Weixin, Weibo,…
5/ Nên đến trung tâm dạy Tiếng Trung nếu đi từ con số 0
Bạn rất khó tự học được nếu trước đó chưa biết gì về Hán tự, thời gian làm quen sẽ lâu hơn và có thể còn không đúng phương pháp. Hãy lựa chọn một trung tâm chất lượng để học cơ bản trước, sau đó tự ôn luyện tại nhà hiệu quả hơn.
Kết luận
Học tiếng Trung có khó không đã được giải đáp cùng với những lý do cụ thể. Biết rõ điểm thách thức khi tiếp cận ngôn ngữ mới là điều kiện để bạn tìm được phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả.